1. Chương trình phát triển và liên kết kết cấu hạ tầng
1.1 Chương trình phát triển mạng lưới giao thông
a)– Chương trình phát triển các tuyến trục nối liền 3 nước và nối Tam giác phát triển với thủ đô và trung tâm kinh tế lớn của mỗi nước.
Quốc lộ 13 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Viên Chăn của Lào.
Quốc lộ 7 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Pnong Penh của Campuchia.
Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1 A nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Tuyến Attapư -biên giới Lào - Việt đến cảng Dung Quất:
Đường 18B (Lào) hiện tại đang thi công đến 2005 thông xe, đoạn km 37 đến biên giới Việt Nam dài 76 km thi công với tiêu chuẩn thấp nền 7 m, mặt 6 m, đến 2020 sẽ cải tạo nâng cấp đáp ứng yêu cầu vận tải tuyến đường.
QL 40 (Việt Nam) dài 20 km, hiện tại tỉnh Kon Tum đầu tư BOT, sẽ cải tạo nâng cấp vào năm 2015.
QL 24 hiện tại chủ yếu là đường 1 làn xe, sẽ mở rộng 2 làn xe vào năm 2005.
QL 40A (mới) nếu xây dựng sớm sẽ rút ngắn chiều dài vận tải 103 km, dự kiến sẽ thi công vào thời gian 2006 – 2010.
Tuyến O Pong Maon (tỉnh Stung Treng) –Bưng Lung - biên giới Campuchia – Việt Nam đi cảng Quy Nhơn:
Đường 78 đoạn O Pong Maon – Bưng Lung, hiện tại là đường đất và cấp phối, dự kiến sẽ xây dựng vào năm 2005 - 2010.
Đường 78 đoạn Bưng Lung – biên giới Campuchia - Việt Nam, Việt Nam cho Campuchia vay tín dụng để xây dựng như cơ chế đối với đường 18B của Lào, dự kiến xây dựng 2004-2006.
QL 19 đoạn biên giới Việt Nam - Campuchia – cảng Quy Nhơn đã được đầu tư là tuyến đường tốt nhất nối Tây Nguyên với quốc lộ 1, nhiều đoạn đã 2 làn xe, dự kiến sẽ nâng cấp toàn tuyến vào năm 2011 – 2015.
Tuyến Sekong – biên giới Lào – Việt Nam và đi cảng Đà Nẵng:
Đường 16B từ Sekong đến biên giới Lào – Việt (địa phận tỉnh Quảng Nam) dài 119 km, dự kiến sẽ xây dựng sớm trong thời gian tới.
QL 14B từ biên giới Việt - Lào đến Thạnh Mỹ tỉnh Quảng Nam dài 75 km, hiện nay là đường đất và cấp phối, sẽ cải tạo nâng cấp lên 2 làn xe năm 2003 - 2005.
Tuyến Sekong – biên giới Lào - Việt Nam và đi cảng Chân Mây:
Đường 49A (Lào) từ Sekong đến biên giới Lào – Việt (địa phận huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Việt Nam)) dài 187 km, hiên tại mới có 50 km đường đất, dự kiến sẽ xây dựng đến 2005 được khoảng 87 km, còn 100 km sẽ xây dựng vào năm 2006 – 2010.
QL 49 từ biên giới Việt - Lào đến Huế dài 82 km, hiện tại phần lớn là 1 làn xe, sẽ cải tạo mở rộng 2 làn xe vào năm 2003 – 2005.
b)-Các tuyến trục nối với các mạng giao thông chính của Tam giác phát triển.
Đường 16 (Lào):Đường 16 nối 2 tỉnh lỵ Attapư với Sekong dài 76 km đang thi công bằng vốn ADB đến 2005 thông xe toàn tuyến, dự kiến sẽ mở rộng vào năm 2016 – 2020.
Đường 16A (Lào):Đường 16A từ Sekong đến Pakse dài 139 km, sẽ nối đi về Thủ đô Viên Chăn và đi U Bon (Thái Lan), tuyến sẽ chia ra 2 đoạn:
Đoạn 56 km hiện là đường đất và cấp phối sẽ cải tạo nâng cấp vào năm 2006 – 2010.
Đoạn 83 km hiện là đường nhựa sẽ nâng cấp vào năm 2011 – 2015.
Đường 18A (Lào):Đường 18A từ Attapư đến Phia Phay (tỉnh Champasak), nối với QL 13 (Lào), hiện tại là đường đất và cấp phối, sẽ xây dựng sớm trong thời gian tới.
Quốc lộ 13S (Lào):Quốc lộ 13S tính từ Pakse đến biên giới Lào - Campuchia dài 160 km, hiện tại sử dụng tốt. Quốc lộ này sẽ được nâng cấp bằng nguồn vốn của ADB và đã lưu thông từ năm 1999.
Đường 1J (Lào):Đường 1J nối từ đường 18B ở Mường Mây đến biên giới Lào – Campuchia (địa phận tỉnh Rattanakiri), hiện tại có 20 km đường đất, sẽ xây dựng vào năm 2006 – 2010.
Đường 7 (Campuchia):Đường 7 từ biên giới Lào qua tỉnh lỵ Stung Treng đến tỉnh lỵ Kratie dài 198 km, hiện tại là đường đất và cấp phối. Bắt đầu xây dựng từ tháng 5 năm 2004 với nguồn vốn của Trung Quốc. Dự kiến hoàn thành vào năm 2006.
Đường 78a và 78e (Campuchia):Đường 78a từ Bưng Lung - Voeunsai- đến biên giới Campuchia - Lào, nối với đường 1J của Lào, hiện tại có 40 km đường đất, sẽ xây dựng vào năm 2006 – 2010.
Đường 76 (Campuchia):Đường 76 từ Bưng Lung đến Keng San dài 75 km, sẽ nối tiếp đi tỉnh lỵ Boldolkiri, hiện tại là đường đất và cấp phối, dự kiến xây dựng vào năm 2006 – 2010
Đường 66, Tỉnh lộ 214, 217. Đường 66, Tỉnh lộ 214, 217 từ Stung Treng đi Sieam Riep dài 255 km dự kiến xây dựng 2006-2015
Quốc lộ 14 (Việt Nam):Quốc lộ 14 tính từ Thạnh Mỹ, nối với QL 14D, QL 14B, đi qua tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, đến Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, tuyến đường nằm trên tuyến quy hoạch đường Hồ Chí Minh, chia ra 2 đoạn như sau:
Đoạn Thạnh Mỹ – Ngọc Hồi dài 164 km, nâng cấp, mở rộng vào năm 2003 – 2005.
Đoạn Ngọc Hồi – Buôn Mê Thuột dài 280 km sẽ nâng cấp, mở rộng vào năm 2006 – 2010.
1.2 Chương trình phát triển trong lĩnh vực bưu chính viễn thông
- Xây dựng mạng bưu chính viễn thông tại ba cửa khẩu của ba nước nhằm vận chuyển bưu cục giữa các tỉnh trong khu vực, có khả năng liên hệ trực tiếp bằng vô tuyến điện thoại giữa các cửa khẩu, giữa các cửa khẩu với trung ương của mỗi nước.
- Chương trình phát triển mạng lưới điện thoại cố định.
- Chương trình phát triển mạng lưới điện thoại di động.
- Chương trình phát triển hệ thống bưu cục.
2. Chương trình phát triển điện và mạng lưới điện
- Chương trình phát triển các công trình thuỷ điện lớn trên các lưu vực sông chính của vùng để nối mạng chung cung cấp điện cho cả 3 nước. Nghiên cứu khả thi chương trình hợp tác năng lượng, điện và thuỷ điện ở lưu vực sông Sesan; xây dựng đập thuỷ điện Nam Kong ; thuỷ điện Phu Của; thuỷ điện Sekhaman 3; thuỷ điện Sekong 5; thuỷ điện Sekong 4;thuỷt điện suối Lămphănnhâyt;thủy điện: D’ray H’ling II, Đắk R’Tih, Ea Súp, Buôn kốp Chư pông krông, Sêrêpôk III; thuỷ điện PlêiKrong, Thượng Kon Tum; thủy điện RyNinh II; thuỷ điện Sờ San 3; Sờ San 3A; Sờ San 4; Iadrăng I; H'chan...
- Chương trình xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tại các tỉnh trong khu vực(tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Attapư, SeKong, Stung Treng, Rattanakiri v.v.). Đối với các tỉnh của Cămpuchia và Lào trong giai đoạn trước mắt, nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn, song khả năng còn rất hạn chế, do vậy cần phát triển thêm một số nhà máy thuỷ điện nhỏ (có thể theo hình thức BOT); hoặc mua điện của các nước láng giềng.
- Chương trình mạng lưới điện chung cho toàn bộ Tam giác phát triển:Xây dựng mạng đường truyền tải nối liền ba quốc gia dọc theo các quốc lộ nối các tỉnh khu vực biên giới: trục đường 18 của Lào, đường 78 của Campuchia, đường 40 của Việt Nam.
3. Chương trình phát triển công nghiệp
- Tỉnh Mondulkiri, Rattanakiri và Stung Treng của Campuchia
Công nghiệp chế biến hạt điều, cao su…
Công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tỉnh Attapư, Saravan và Sekong của Lào
Công nghiệp chế biến nông lâm sản như chế biến cà phê tại Sekong, chế biến gỗ, chế biến hạt điều tại các tỉnh và chế biến thức ăn gia súc, chế biến bột mỳ.
Công nghiệp chế biến bột giấy, sản xuất giấy và bao bì đóng gói
Công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam
Công nghiệp khai thác bô xít ở Đắk Nông và khai thác vàng ở Kon Tum.
Công nghiệp chế biến gỗ gồm có nhà máy ván MDF công suất 54 nghìn m3/năm; các nhà máy ván dăm công suất 3 nghìn m3/năm ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum; dăm bã mía ở Gia Lai và Kon Tum công suất 2000 m3/năm một nhà máy; nhà máy bột giấy Kon Tum công suất 130 nghìn Tấn /năm và một số nhà máy giấy bao bì khác…
Chương trình phát triển công nghiệp chế biến cà phê hạt, cà phê đóng gói tại tất cả các tỉnh Tây Nguyên đủ năng lực chế biến cà phê của Tam giác phát triển.
Chương trình phát triển công nghiệp chế biến mủ cao su tại 3 tỉnh với tổng công suất chế biến khoảng 120 nghìn tấn/năm
Công nghiệp chế biến tinh bột sắn và thức ăn gia súc được phát triển mạnh ở Đắk Lắk và Đắk Nông.
Công nghiệp đồ uống, thực phẩm như nước khoáng (Gia Lai, Kon Tum), nước dứa (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai), chế biến bột Ca Cao (Đắk Lắk), chế biến hạt điều (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).
Công nghiệp chế biến bông, sợi (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai), da, may được phát triển ở tất cả 3 nước.
Công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và cơ khí giao thông.
Công nghiệp nhựa và hoá chất.
4. Chương trình phát triển nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển
-Chương trình điều tra khả năng mở rộng đất nông nghiệp và hướng khai thác sử dụng của các tỉnh của Campuchia và Lào: Mục tiêu của chương trình là xác định quỹ đất từng vùng và hướng khai thác sử dụng để bố trí định cư cho dân cư có đất sản xuất và ổn định cuộc sống.
- Chương trình phát triển thuỷ lợi cho các tỉnh của Campuchia và Lào: Mục tiêu của chương trình là xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển các công trình thuỷ lợi đến 2010 phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của 4 tỉnh…
- Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc lớn: Mục tiêu của chương trình nhập trâu bò bố mẹ, cải tạo đàn trâu bò địa phương và xây dựng được một số mô hình chăn nuôi gia súc có hiệu quả làm cơ sở đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đáp ứng yêu cầu của thị trường và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chương trình phát triển tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh trong Tam giác phát triển: Mục tiêu của chương trình là xác định được tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho sản phẩn hàng hoá có triển vọng phát triển ở các tỉnh và chuyển giao kỹ thuật sản xuất để đẩy mạnh phát triển các cây trồng sản phẩm hàng hoá nâng cao thu nhập cho người sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.
-Chương trình đào tạo tập huấn ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp: Mục tiêu mỗi năm đào tạo tập huấn ngắn hạn về nông lâm nghiệp khoảng 10 - 20 người/năm cho mỗi tỉnh (ưu tiên người địa phương các huyện miền núi).
- Chương trình trồng và và bảo vệ rừng: Mục tiêu của chương trình là nâng cao độ che phủ và năng lực của bộ máy quản lí bảo vệ các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng.
-Chương trình ổn định dân cư gắn với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc ít người: Mục tiêu của chương trình là xác định tiềm năng quỹ đất đai có khả năng khai thác phát triển nông lâm nghiệp và hướng khai thác sử dụng để bố trí dân cư, ổn định định canh định cư làm cơ sở chỉ đạo phát triển sản xuất nhằm ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc ít người.
- Chương trình phát triển một số cây công nghiệp chủ lực của Tam giác phát triển (cà phê, cao su, cao cao, điều…) phục vụ chuyển đổi cây trồng: Mục tiêu của chương trình là điều tra ra soát cây cà phê, cao su, ca cao, điều, tiêu của cả 7 tỉnh làm cơ sở xây dựng chương trình và cơ chế chính sách chung về phát triển các cây này của Tam giác phát triển.
- Chương trình, dự án phát triển mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở từng địa phương và trong Tam giác phát triển: Mục tiêu tạo giá trị gia tăng cao hơn cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện liên kết về vùng nguyên liệu, công nghệ, thị trường và đào tạo nguồn nhân lực.
5. Chương trình, dự án phát triển các ngành thương mại - dịch vụ
- Chương trình phát triển thương mại - dịch vụ vùng biên qua các cặp cửa khẩu trong Tam giác phát triển.
Xây dựng dự án phát triển quan hệ buôn bán Lào - Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y: xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới Việt Nam - Lào.
Xây dựng dự án phát triển quan hệ buôn bán Campuchia - Việt Nam qua cửa khẩu Đức Cơ và cửa khẩu Buprăng (Việt Nam): xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới Campuchia – Việt Nam.
Tại các cửa khẩu sẽ nghiên cứu xây dựng các kho hàng, các cơ sở chế biến xuất khẩu, chợ biên giới, cơ chế thông thoáng về hải quan…
- Chương trình xúc tiến hoạt động thương mại trên địa bàn Tam giác phát triển.
Các tỉnh của Campuchia: Xuất khẩu nước khoáng chai và cà phê ở Stung Treng; xuất khẩu cà phê quá cảnh cho Lào; xuất khẩu cao su và hạt tiêu; nhập khẩu VLXD, xăng dầu, thực phẩm từ Việt Nam; xuất khẩu nông sản qua cảng biển Việt Nam.
Các tỉnh của Lào: Xuất khẩulâm sản (gỗ, sa nhân, ý dĩ) và cà phê ở Sekong; Xây dựng chợ biên giới ở 2 huyện biên giới giáp Việt Nam; vận tải hàng hoá với nước thứ 3; đào tạo cán bộ thương nghiệp; mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại (chú trọng đồ gỗ và ăn uống) ở Attapư; tổ chức hội nghị thoả thuận về quy chế buôn bán đường biên.
Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam: Xây dựng các trung tâm thương mại tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn; Phát triển mạng lưới chợ (đặc biệt là chợ nông thôn, chợ biên giới); Phát triển hệ thống thương nghiệp phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế của khẩu, khu thương mại cửa khẩu.
6. Chương trình phát triển du lịch
- Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cho Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
- Chương trình phát triển du lịch "Ba quốc gia - một mục tiêu (điểm đến)": Phát triển các tour du lịch sinh thái; phát triểncác tour du lịch văn hoá, lễ hội, "con đường huyền thoại"; "con đường Di sản"; nối với các tour đang hoạt động ở mỗi nước; trao đổi thông tin về du lịch.
- Chương trình khai thác các điểm du lịch của mỗi nước:
Các tỉnh của Campuchia:Các dự án đầu tư khai thác các điểm du lịch tư nhiên như dự án: Dự án phát triển khu du lịch Ô Pong Moan; Dự án phát triển khu du lịch ở huyện Thalapri Voat; Dự án phát triển khu du lịch ở “đảo đuôi bò” ở Stung Treng...; các dự án khai thác các điểm du lịch trên các tuyến đường 303A và 303B ở tỉnh Rattanakiri; các dự án khai thác du lịch sinh thái rừng tự nhiên ở Rattanakiry; các dự án khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc Campuchia phục vụ cho phát triển du lịch; các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn; các điểm vui chơi giải trí...; các đề án tổ chức quản lý phát triển du lịch.
Các tỉnh của Lào:Các dự án đầu tư khai thác các điểm du lịch tư nhiên như các thác nước: ủa Khoăm, Pamihia... ở Sekong; dự án khôi phục và tổ chức du lịch lịch sử đường mòn Hồ Chí Minh; các dự án khai thác các điểm du lịch tự nhiên ở Attapư như dự án Thác Sê pạ...; các dự án khai thác du lịch sinh thái rừng tự nhiên ở Attapư; các dự án án khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc Lào phục vụ cho phát triển du lịch; các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn; các điểm vui chới giải trí...; các đề án tổ chức quản lý phát triển du lịch.
Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam: Dự án Hồ Lak, tỉnh Đắk Lắk;dự án Biển Hồ PleiKu, tỉnh Gia Lai; dự án khai thác du lịch khu vực Hồ thủy điện Yaly; các dự án khai thác du lịch sinh thái trên địa bàn ba tỉnh; các dự án khôi phục và phát triển du lịch văn hóa các dân tộc trên địa bàn các tỉnh; các dự án đầu tư cơ sở vật chất như nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí trên địa bàn các tỉnh; các đề án tổ chức hoạt động du lịch trên các tỉnh...
7. Chương trình phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và các vấn đề văn hoá, xã hội
- Chương trình đào tạo lao động kỹ thụât phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông - lâm sản
Mục tiêu của đào tạo là trang bị kiến thức và chuyển giao công nghệ về đầu tư thâm canh, thực hiện sự kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và những kiến thức, kỹ năng về công nghệ chế biến sản phẩm của các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, dược liệu (sa nhân), và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như bông, mía... và chế biến lâm sản (chế biến đồ gỗ gia dụng, trông nguyên liệu và sản xuất bột giấy...). Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ năng về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... trên cơ sở lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, da... phục vụ công nghiệp chế biến. Đối với các ngành công nghiệp-xây dựng-dịch vụ, nội dung đào tạo trước hết là hướng cho người dân thuộc Campuchia, CHDCND Lào và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm quen và thích nghi với kinh tế thị trường và sản xuất hàng hoá. Đồng thời, từng bước hình thành các cơ sở và mở rộng đào tạo CNKT và kỹ thuật viên ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa các tư liệu sản xuất nông-lâm nghiệp, giao thông vận tải, điện dân dụng, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm) ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Chú trọng phát triển đào tạo các nghề xây dựng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, dân dụng... Nhanh chóng phát triển và mở rộng đào tạo lao động phục vụ thương mại, du lịch và dịch vụ cá nhân, cộng đồng
- Chương trình tăng cường nguồn lực của Nhà nước cho phát triển Giáo dục- Đào tạo.
Mở rộng quy mô đào tạo giáo viên, trước hết là giáo viên tiểu học và chuẩn bị số lượng cần thiết cho cấp THCS. Có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc.Nhằm phát huy truyền thống, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ thầy giáo sẵn có và để tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng cơ hội cho nhân dân được đi học, hỗ trợ và khuyến khích nhà chùa ở Campuchia và Lào mở trường/lớp dạy chữ và đạo đức cho học sinh. Chú trọng phát triển giáo dục dân tộc, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú tỉnh/huyện, các loại hình bán trú dân nuôi ở các xã, thôn bản và phum sóc nhằm duy trì và thu hút trẻ em nghèo, con em dân tộc đi học nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ ở các cấp cao hơn. Có chính sách ưu đãi (học bổng) đủ sức thu hút học sinh người dân tộc vào học các trường Dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.
- Chương trình phát triển cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục và đào tạo.
Xây dựng trường/lớp học với thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã (đối với Việt Nam), tại thôn bản, phum sóc (hoặc cụm thôn bản/phum sóc (tại Cămpuchia vàLào)
- Chương trình phát triển y tế và chăn sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Chương trình phát triển phát thanh, truyền hình.
- Chương trình phát triển và bảo tồn văn hoá các dân tộc
8. Chương trình bảo vệ môi trường sinh thái
Mục tiêu của chương trìnhlà đảm bảo sự phát triển bền vững của Tam giác phát triển. Bảy tỉnh của Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là khu vực có độ che phủ cao, là lá phổi của khí hậu ba nước. Đây cũng là khu vực đầu nguồn của nhiều con sông. Do vậy các chương trình phát triển kinh tế – xã hội phải luôn chú ý để không làm tổn hại đến môi trường sinh thái, đặc biệt là rừng đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên...
Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên chung một cách đúng đắn và cùng nhau hành động để giải quyết những vấn đề môi trường mang tính chất xuyên quốc gia là những bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu nêu trên. Những cân nhắc về môi trường phải được đặt lên hàng đầu trong tất cả các quá trình ra quyết định về dự án phát triển. Trong khi chính quyền các cấp trung ương và địa phương là những người chịu trách nhiệm cơ bản về công tác bảo vệ môi trường, thì sự hợp tác với các nước láng giềng là điều vô cùng quan trọng để giải quyết các ngoại ứng và đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.