Skip Ribbon Commands
Skip to main content



Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024
Chọn ngôn ngữ     English Khmer Laos Vietnamese
Date 20/11/2008-16:58:00 PM
ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

1. Phương hướng chung hợp tác phát triển của khu vực Tam giác biên giới ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2010

Phương hướng hợp tác phát triển giữa các tỉnh khu vực biên giới 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam trên cơ sở hợp tác, hỗ trợ và quan hệ kinh tế bình đẳng có thể diễn ra trên các mặt:

- Nghiên cứu điều tra cơ bản, tiến hành quy hoạch phát triển các ngành, các tỉnh trong khu vực biên giới ba nước;

- Hợp tác trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: kết nối mạng lưới giao thông giữa các tỉnh trong vùng, nối vùng với các vùng khác của mỗi nước; phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ; xây dựng hệ thống cấp điện thống nhất; sử dụng hiệu quả nguồn nước… Bưu chính viễn thông cơ bản bảo đảm thông tin liên lạc giữa các xã biên giới với trung tâm của từng tỉnh và giao lưu giữa các tỉnh trong khu vực. Trước mắt cần củng cố phát triển mạng thông tin công cộng quốc gia đến từng cặp cửa khẩu, tất cả các cụm xã biên giới, đảm bảo thông tin thôngsuốt. Chuyển báo chí, thư từ, bưu kiện kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Hợp tác phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo lao động kỹ thuật. Ngoài sự hợp tác phát triển của các Bộ ngành trung ương về giáo dục đào tạo, với năng lực cho phép của mình, các tỉnh Tây Nguyên có thể tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh bạn tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trước hết là phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm được chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề công tác trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ngay trên địa bàn.

- Với kinh nghiệm sẵn có về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản bằng nhiều hình thức như liên doanh, thuê đất sản xuất, hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ... Các loại cây trông có thể phát triển với quy mô thương mại là cao su, điều, cà phê, mía và một số loại cây ngắn ngày khác.

- Chăn nuôi cũng là một ngành kinh tế có thể phát triển mạnh, kết hợp kinh nghiệp của đồng bào địa phương và phương pháp kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi đại gia súc... Diện tích đồng cỏ để phát triển chăn nuôi còn rất lớn, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng.

- Hợp tác kinh doanh tổng hợp nghề rừng bao gồm khai thác, chế biến, trồng mới là những lĩnh vực mà hiện nay các đối tác phía Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, có khả năng mở rộng hợp tác để khai thác một cách tốt nhất diện tích rừng hiện có của tỉnh bạn, bảo đảm các yêu cầu về tái sinh rừng và an toàn môi trường sinh thái. Hợp tác về bảo vệmôi trường: Rừng quốc gia, bảo vệ động vật quý hiếm

- Thúc đẩy hợp tác phát triển thương mại cả hai mặt thị trường và sản xuất hàng tiêu dùng. Khai thác tiềm năng nông nghiệp và rừng trong khu vực Tam giác phát triển, khảo sát nghiên cứu khả năng trao đổi hàng hoá thương mại giữa các tỉnh trong khu vực.

- Khuyến khích phát triển du lịch giao lưu văn hoá giữa các tỉnh trong khu vực. Cùng phối hợp tổ chức các tour du lịch sinh thái, dã ngoại bằng nhiều hình thức như thăm quan những cảnh quan của các khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật đa dạng, nhiều ghềnh thác, suối hồ,...Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, khu vực biên giới ba nước còn là một điểm du lịch văn hoá lịch sử với các nền văn hoá lâu đời của đồng bào các dân tộc, thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ... Tuy vậy, trước tiên cần khảo sát, thiết kế tuyến du lịch, kết hợp với các tuyến sẵn có trong khu vực biên giới ba nước nhằm tăng thêm thời lượng của các tour bằng sự hấp dẫn của những tuyến du lịch hoàn toàn mới lạ và các dịch vụ được bảo đảm.

Các hoạt động hợp tác phát triển trên thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, tiến hành đầu tư từng bước có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch đồng bộ, đồng thời với việc xây dựng các cơ chế chính sách, các giải pháp chỉ đạo cụ thể.

2. Ngành và lĩnh vực ưu tiên hợp tác phát triển liên kết trong Tam giác phát triển

Đối với Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước này cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ, mạnh mẽ theo các ngành và lĩnh vực ưu tiên sau đây:

- Ba nước tập trung ưu tiên hàng đầu trong liên kết phát triển mạng lưới giao thông giữa các địa phương trong Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước vànối Tam giác phát triển với các vùng khác trong mỗi nước và toả đi các khu vực.

- Ba nước phối hợp xây dựng các vùng cây công nghiệp sản xuất hàng hoá và vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp tập trung gắn với phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến.

- Ba nước cùng liên kết hợp tác phát triển thuỷ điện. Phía Việt Nam có thể giúp các địa phương của Campuchia và Lào phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

- Ba nước hình thành “vành đai kinh tế - xã hội" dọc theo tuyến biên giới 3 nước, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, phát triển các tuyến, điểm du lịch; cùng nhau xây dựng các điểm dân cư (nhất là các điểm đô thị biên giới), giữ vững an ninh, trật tự trong toàn Tam giác phát triển.

- Ba nước phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng cơ chế liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên của mỗi nước để cùng phát triển tại khu vực Tam giác phát triển. Việc các nước ban hành các cơ chế, các chính sách ưu đãi để thúc đẩy sự phát triển và hợp tác phát triển của các địa phương trong vùng cần quan triệt tinh thần đặc biệt ưu tiên phát triển đối với vùng nghèo, tập trung xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để có thể phát triển đồng đều, tiến kịp các khu vực khác của mỗi nước.

3. Phương thức hợp tác

Để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội của Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác. Tuỳ vào quy mô, tính chất của từng vấn đề, từng ngành và từng dự án khác nhau và khả năng tài chính của mỗi nước mà có các hình thức hợp tác khác nhau.

3.1- Về hình thức hợp tác trực tiếp giữa 3 nước có thể có các hình thức sau:

- Hợp tác 3 bên đối với những chương trình và dự án liên quan trực tiếp đến lợi ích của cả 3 nước như bảo vệ môi trường, hợp tác phát triển du lịch, phát triển thuỷ điện…

- Hợp tác song phương đối với những chương trình và dự án liên quan trực tiếp đến lợi ích của 2 nước như xây dựng các tuyến giao thông nối 2 quốc gia, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hợp tác phát triển khu kinh tế cửa khẩu…

- Hợp tácgiữa các ngành Trung ương với Trung ương

- Hợp tác giữa các địa phương với các địa phương

- Hợp tác giữa các doanh nghiệp.

3.2- Hợp tác kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào một số lĩnh vực cần thiết.

Tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư qua biên giới, hình thành dần hệ thống thanh toán đáng tin cậy giữa các ngân hàng trong Tam giác phát triển. Khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng chính đối với Tam giác phát triển, do vậy cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cho Tam giác phát triển.

3.3- Hợp tác kêu gọi vốn tài trợ chính thức của quốc tế (vốn ODA) để thúc đẩy sự phát triển.

Xây dựng Tam giác phát triển khu vực biên giới 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam đòi hỏi một sự nỗ lực đồng bộ của cả Ba nước để có thể huy động các nguồn lực. Các Chính phủ Ba nước phải đảm bảo rằng những yếu tố mang tính chất quốc gia trong các dự án tiên phong sẽ được hưởng sự ưu tiên của các chương trình đầu tư công cộng của họ, dù vốn cho các dự án đó từ nguồn trong nước hay nguồn hỗ trợ phát triển. Các Chính phủ Ba nước cũng sẽ phải kịp thời cung cấp vốn đối ứng cho hoạt động hỗ trợ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật theo đúng cam kết của họ để biến các mục tiêu và dự án ưu tiên của Chương trình Tam giác phát triển thành hiện thực.

Ngoài việc thu hút các chính phủ tham gia nhiều hơn vào các cơ chế quản lý và phối hợp xây dựng Tam giác phát triển, còn cần có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành viên tham gia đóng góp - bao gồm cả xã hội dân sự, các NGO, khu vực tư nhân, các nhà khoa học và cộng đồng tài trợ.

4. Dự kiến một số dự án ưu tiên hợp tác từ nay đến năm 2010

Những định hướng phát triển của Tam giác phát triển được cụ thể hoá qua các dự án ưu tiên hợp tác như sau:

4.1- Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng

4.1.1- Hợp tác phát triển mạng lưới giao thông

Trong khi chưa có đủ vốn để xây dựng toàn bộ theo quy hoạch, thứ tự ưu tiên hợp tác trước hết phát triển các tuyến trục nối thông các tỉnh với nhau và nối khu vực Tam giác phát triển với Thủ đô mỗi nước và đi ra các cảng biển Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển mọi mặt giữa các tỉnh. Sau đó sẽ phát triển tiếp các tuyến xương cá nối các tuyến trục tới các trung tâm kinh tế và các vùng có tiềm năng phát triển nhưng chưa có đường.

a)- Các tuyến giao thông nối khu vực Tam giác phát triển tới các vùng khác, với các cảng biển của Việt Nam và với thủ đô của mỗi nước.

Đối với các tuyến này, đề nghị Chính phủ mỗi nước có chính sách ưu tiên tự đầu tư hoặc kêu gọi vốn nước ngoài để đầu tư. Các tuyến này bao gồm:

- Phía Campuchia có Quốc lộ 7 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Phnôm Pênh.

- Phía Lào có Quốc lộ 13 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Viêng Chăn (Lào).

-Phía Việt Nam có các tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1 A nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ 49, 14B, 14E, 24, 19, 25 nối khu vực Tam giác phát triển với các cảng biển Việt Nam.

b)- Các tuyến trục nối các tỉnh trong Tam giác phát triển với nhau

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Nâng cấp đường 78

(Campuchia)

Xây dựng đoạn Bưng Lung – Biên giới CPC – VN, dài 70 km

2005-2006

Nối Rattanakiri – Gia Lai ra cảng Quy Nhơn

Song phương Việt Nam - Campuchia

Khảo sát và xây dựng đoạn O Pong Maon – Bưng Lung

Sau 2005

Nối Stung Treng - Rattanakiri

Gọi vốn ADB, Nhật Bản...

2.

Nâng cấp QL 18B

(Lào)

Nâng cấp QL 18B từ Attapư đến Biên giới Lào – VN

2005 thông xe

Nối Attapư - Kon Tum (QL 18B – QL 40)

Song phươngViệt Nam – Lào

c)-Các tuyến nối các tỉnh với nhau và với các tuyến trục

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Nâng cấp đường 18 (Lào); (sắp hoàn thành)

Xây dựng đoạn nối từ Attapư đến Phia Phay (tỉnh Champasak)

2010-2015

Nối Attapư - Champasak và nối với QL 13 (Lào)

Gọi ODA của Nhật Bản hoặc ADB

2.

Xây dựng đường 78a, (Campuchia)

Xây dựng đường 78a, từ Bưng Lung đến biên giới Campuchia – Lào

2006-2010

Nối từ Bưng Lung đến biên giới Campuchia – Lào và nối với đường 1J của Lào

Gọi ẶDA của Nhật Bản hoặc ADB

3.

Xây dựng đường 1J (Lào)

Xây dựng đoạn từ Mường Mây đến biên giới Lào – Campuchia

2006-2010

Nối từ Mường Mây đến biên giới Lào – Campuchia và nối với đường 78a củaCPC

Gọi ẶDA của Nhật Bản hoặc ADB

d)- Các dự án hợp tác phát triển về các loại hình giao thông khác

i- Giao thông hàng không:

Quy hoạch giao thông hàng không là một chủ trương lớn của mỗi Quốc gia, do vậy trong khuôn khổ Tam giác phát triển chỉ giới hạn sự hợp tác trong từng hạng mục:

- Sân bay tỉnh Rattanakiri (Campuchia):Đối với sân bay tỉnh Rattanakiri (Campuchia), dự kiến có 2 phương án địa điểm: Một địa điểm tại “La Khê” trên đường 78, cách thị xã Bưng Lung 14 km về phía Tây. Địa điểm thứ hai ở “Ô Chông “ cách thị xã 14 km về phía Nam. Việc khảo sát địa hình và địa lý khu vực Ka Lay đã được phòng Hàng không Dân dụng thực hiện vào tháng 6 năm 2002. Dự án sân bay chưa được khảo sát kỹ và chưa có nguồn kinh phí. Nghiên cứu, xem xét chương trình hợp tác khảo sát, lập dự án về công trình sân bay. Hiện tại, về dự án du lịch GMS, ngân hàng ADB đã hỗ trợ khôi phục sân bay Rattanakiri và Stung Treng, bắt đầu trong năm nay, dự kiến hoàn thành năm 2006.

- Sân bay tỉnh Attapư (Lào):Do hạn chế về tài chính nên các dự án xây dựng sân bay Attapư sẽ được cân nhắc trong giai đoạn sau.

- Sân bay Plây Ku (Việt Nam):Sân bay Plây Ku tỉnh Gia Lai đã có dự án đến 2006 – 2010 sẽ kéo dài đường băng bằng bê tông dài 2.400m, rộng 36m, phục vu 55.000 – 60.000 hành khách/năm.

- Sân bay Buôn Mê Thuật, được cải tạo và nâng cấp để đón nhận các máy bay lớn như Boing, A 320...

ii- Giao thông đường thủy:

Giao thông đường thủy của 4 con sông chính: Sông Mê Kông, sông Kông, Sê San và sông Sê Rê Pôk, hiện nay chưa có thông tin về chương trình khai thác các con sông này. Trong quy hoạch chương trình hợp tác có thể đưa ra thời gian hợp tác từng hạng mục cụ thể như sau:

- 2005 – 2008 hợp tác khảo sát luồng tuyến, dự kiến các bến cảng.

-2006 – 2010 Lập quy hoạch các hạng mục công trình, quy hoạch các đội sà lan, tàu kéo, thiết bị bốc xếp ở các bến cảng vv…

4.1.2- Hợp tác phát triển trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1

Xây dựng mạng bưu chính giữa các tỉnh

Xây dựng các trạm bưu cục, đặc biệt là tại khu vực cửa khẩu và hình thành các tuyến vận chuyển bưu phẩm

2005- 2010

Nối liền vận chuyển bưu phẩm giữa các tỉnh trong khu vực, giữa trung tâm các tỉnh đến khu vực cửa khẩu

Hợp tác song phương Việt Nam – Lào; Việt Nam - Campuchia

2.

Xây dựng mạng viễn thông giữa các tỉnh

Xây dựng các tuyến truyền dẫn và các tổng đài ở các tỉnh, nhất là khu vực cửa khẩu

2005-2010

Thành mạng điện thoại thống nhất nối các tỉnh với nhau và với bên ngoài.

Hợp tác song phương Việt Nam – Lào; Việt Nam - Campuchia

4.1.3-Hợp tác trong lĩnh vực sử dụng nước.

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Lập báo cáo khả thi xây dựng các đập dâng và hồ chứa nước

Khảo sát tìm địa điểm, nghiên cứu khả thi xây dựng các đập dâng và hồ chứa nước tại các tỉnh

2005-2006

Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt cho các tỉnh trong khu vực

Hợp tác song phương Việt Nam – Lào; Việt Nam - Campuchia

4.1.4-Các dự án hợp tác phát triển điện và mạng lưới cấp điện

Hợp tác khai thác tiềm năng thuỷ điện khoảng 6650 MW của Tam giác phát triển.

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

Giai đoạn đến2006-2010

Nghiên cứu lưu vực sông Sê san

Hợp tác song phương giữa Campuchia và Việt Nam

Khảo sát nghiên cứu kinh tế – kỹ thuật đường dây 115 KV nối liền từ Lào đến Stung Treng

Campuchia và Lào kêu gọi ấn Độ hỗ trợ

- Nghiên cứu thuỷ điện Prek Liang 1 và 2

- Nghiên cứu việc liên kết giữa các nhà máy trong hệ thống Lào – Việt Nam và Phnôm Pênh

Kêu gọi vốn ODA và sự hợp tác của Tổng công ty điện lực Việt Nam

- Tại Lào xây dựng thuỷ điện Xekaman 3

Song phương hoặc đa phưong, hoặc vốn vay

- Tại 3 tỉnh của Việt Nam xây dựng 8 công trình thuỷ điện với tổng công suất 1433 MW: Se San 3; 3A; Sêpor 3; Preikrong; An Khê Kanak; Buôn Kuớp; Se San 4; Thương Kon Tum

Giai đoạn đến năm 2010-2020

Song phương hoặc đa phưong, hoặc vốn vay

- Xây dựng nhà máy thuỷ điện hạ Sê san, Prek Liang 1 và 2

- Tại 2 tỉnh Lào xây dựng thuỷ điện Sekong 4; Sekong 5 và Namkong 1

- Tại 3 tỉnh của Việt Nam xây dựng 2 công trình thuỷ điện Yaun Thương và Đức Xuyên

2.

Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ

Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tại các tỉnh

2006-2010

Cung cấp điện cho các khu vực thiếu điện của các tỉnh.

Kêu gọi ODA và hợp tác của Tổng công ty điện lực Việt Nam

3.

Xây dựng mạng đường truyền tải nối liền các nước

Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng mạng lưới truyền tải và các trạm biến áp

2006-2020

Nối liền mạng lưới truyền tải ba quốc gia dọc theo đường 18 của Lào, đường 78 của Campuchia và đường 19, 40 của Việt Nam

Kêu gọi ODA và sự hợp tác của Tổng công ty điện lực Việt Nam

4.2- Các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực công nghiệp các tỉnh Tam giác phát triển

Từ năm 2005, khi một số công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành (tuyến 18B nối Kon Tum của Việt Nam với Attapư của Lào, tuyến 78 nối Gia Lai của Việt Nam với Rattanakiri của Campuchia...) cũng như những tuyến đường khác được mở ra, nâng cấp... thì các cơ hội phát triển công nghiệp sẽ nhiều hơn và đồng thời cơ hội hợp tác phát triển trong công nghiệp cũng mở ra.

Sự hợp tác phát triển công nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 tập trung theo hướng:

Chuẩn bị những điều kiện để phát triển công nghiệp trong giai đoạn sau;

Tăng cường hợp tác trao đổi trong nghiên cứu phát triển công nghiệp;

Hợp tác trong điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên, thị trường, hình thành các dự án phát triển công nghiệp cụ thể;

Đầu tư phát triển một số cơ sở công nghiệp chế biến quy mô nhỏ như chế biến gỗ, chế biến nông sản;

Đầu tư phát triển một số cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.

Sau năm 2005, phương hướng hợp tác phát triển công nghiệp cụ thể như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra xây dựng các dự án công nghiệp;

Hợp tác trong việc tìm kiếm thị trường nhằm phát triển một số công trình công nghiệp chế biến nông lâm sản như: cao su, cà phê, điều với hình thức tận dụng lợi thế về thị trường ưu đãi các sản phẩm hàng hoá của Campuchia và Lào, công nghệ kỹ thuật và lao động kỹ thuật Việt Nam. Có thể phấn bố một số xí nghiệp chế biến nông lâm sản tại các khu kinh tế cửa khẩu.

Tạo điều kiện và cơ hội đầu tư vào một số ngành công nghiệp chế tác khác...

Xây dựng và đầu tư một số ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản khi có điều kiện...

4.3- Đối với lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp là nền tảng của nền kinh tế và ổn định dân cư trong khu vực, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Do vậy, trước mắt cũng như lâu dài, quan hệ hợp tác khu vực biên giới ba nước về nông lâm nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trật tự trị an và an ninh xã hội của các vùng lãnh thổ mỗi quốc gia. Những vấn đề cơ bản trong hợp tác thời gian tới là:

- Tập trung cùng nhau giải quyết các vấn đề không những mang lại lợi ích cho mỗi vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia mà còn đảm bảo lợi ích chung của toàn khu vực như đảm bảo an ninh lương thực, ổn định định canh định cư, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Hỗ trợ lẫn nhau trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất để phát triển một số sản phẩm hàng hoá chủ lực gắn với phát triển công nghiệp chế biến như cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc, bảo vệ tài nguyên rừng và động vật hoang dã...

Trước hết cần quan tâm hợp tác một số lĩnh vực bức xúc như an ninh lương thực, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, bảo vệ và khôi phục vốn rừng... trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái vùng đầu nguồn, cũng như nâng cao năng lực trình độ quản lí, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cộng đồng.

4.3.1- Các chương trình hợp tác chủ yếu

(1)- Chương trình hợp tác điều tra nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên, đánh giá tiềm năng đất đai có khả năng phát triển nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch định canh định cư, quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp:

Điều tra rà soát diện tích cây công nghiệp lâu năm làm cơ sở để cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và xây dựng chương trình và cơ chế chính sách chung về phát triển các loại cây này của ba nước

Điều tra đánh giá tiềm năng nguồn nước và quy hoạch phát triển thuỷ lợi (tỉnh Sekong, Rattanakiri, Stung Treng).

Điều tra đánh giá tài nguyên rừng và phân loại rừng (trong khu vực Tam giác phát triển)

Điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá thích nghi đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp quy mô cấp tỉnh (Sekong, Rattanakiri, Strungtreng).

Điều tra nghiên cứu phát triển mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn (các tỉnh của Campuchia và Lào).

(2)- Chương trình hợp tác đảm bảo an ninh lương thực, chuyểngiao kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là khâu giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản... để tăng nhanh sản lượng lương thực tại chỗ và tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình để có điều kiện trao đổi tiếp cận lương thực (các tỉnh Campuchia và Lào)

Xây dựng một số mô hình trình diễn kỹ thuật để nhân dân học tập và làm theo: mô hình thâm canh lúa, ngô, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình chăn nuôi gia súc, mô hình nuôi cá, mô hình canh tác nông lâm kết hợp... (các tỉnh Campuchia và Lào).

Hợp tác hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi trọng điểm (4tỉnh Cămpuchia và Lào)

Tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp ở các vùng định canh định cư để ổn định dân cư (Việt nam: các vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người, Lào: Tỉnh Attapư, Saravan và Sekong, ven đường 18B).

(3)- Chương trình hợp tác phát triển cây công nghiệp xuấtkhẩu,chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nhất là giải quyết khâu giống cây công nghiệp năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của thị trường (4 tỉnh Campuchia và Lào)

Hỗ trợ cải tạo các vườn cây công nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất (4 tỉnh Campuchia và Lào).

Hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển một số cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê, điều, tiêu...

Hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến (4 tỉnh Campuchia và Lào).

4.3.2- Một số dự án hợp tác

Dự án điều tra khả năng mở rộng đất nông nghiệp và hướng khai thác sử dụng Attapư, Saravan và Sê Kông.

Dự án phát triển nông lâm nghiệp và dân cư ven đường 18B tỉnh Attapư.

Dự án hỗ trợ sản xuất lương thực ở các huyện trọng điểm tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông

Dự án quy hoạch thuỷ lợi toàn tỉnh Sekong

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc lớn các huyện miền núi

Dự án xây dựng công trình thuỷ lợi Sepian – Attapư

Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản phẩm hàng hoá vùng đồi các huyện miền núi tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông.

Dự án nâng cao năng lực thử nghiệm và nhân giống cây trồng ở trạm trại nông lâm nghiệp tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông.

Dự án đào tạo tập huấn ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp.

Dự án trồng và bảo vệ rừng

Dự án xây dựng trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn ở các huyện còn thiếu ở tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông.

Điều tra đánh giá trữ lượng và phân loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên rừng và lập kế hoạch khai thác hợp lí phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tổng diện tích cần điều tra 1,2 triệu ha. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư1,5 triệu USD.

Xây dựng công trình thuỷ lợi hồ chứa Nậm Pa -tỉnh Attapư phục vụ nước tưới 2500 ha, trong đó tưới cho vùng chuẩn bị mặt bằng định canh định cư tiểu ở vùng Mixay (huyện Sanxay) khoảng 800 ha. Vốn đầu tư 17,5 triệu USD (theo quy hoạch thuỷ lợi - Viện quy hoạch thuỷ lợi Việt nam xây dựng năm 1998).

Xây dựng 2 - 3 công trình thuỷ lợi trọng điểm tỉnh Sekong

Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản phẩm hàng hoá (cây công nghiệp ngắn ngày) vùng đồng bằng Attapư và 2 huyện Thateng, La Mam tỉnh Sekong. Nhu cầu vốn đầu tư 200 nghìn USD.

Dự án phát triển rau quả phục vụ các đô thị ở hai tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư 150 nghìn USD.

Dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở hai tỉnh Attapư, Saravan và Sê Kông. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư 200 nghìn USD.

Dự án tăng cường công tác kiểm dịch động vật, thực vật ở cửa khẩu biên giới hai tỉnh Attapư-Kon Tum. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư 100 nghìn USD

Dự án phát triển công nghệ sản xuất hạt giống ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Mục tiêu của dự án: Phát triển công nghệ sản xuất hạt giống bao gồm đánh giá giống và gây giống, sản xuất giống cho các loại ngũ cốc và đậu. Kinh phí dự án: 50.000 USD. Qui mô dự án: Campuchia – Lào – Việt Nam.

Phổ biến Kỹ thuật Canh tác ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Mục tiêu dự án: Cung cấp cho nông dân và công nhân các thông tin về kỹ thuật canh tác tiên tiến thông qua các chương trình phát thanh và truyền hình. Kinh phí dự án: 50.000USD. Qui mô dự án: Campuchia – Lào – Việt Nam.

Khuyến khích canh tác xuất khẩu ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Mục tiêu dự án: Mở rộng việc sản xuất lương thực xuất khẩu bao gồm các nông sản đã qua chế biến ở các tỉnh biên giới. Kinh phí dự án: 50.000USD. Qui mô dự án: Campuchia – Lào – Việt Nam.

Dự án 2 về Thuỷ lợi do Cộng đồng quản lý ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Mục tiêu dự án: Tăng cường an ninh lương thực và thu nhập cho các gia đình nông dân bằng cách hỗ trợ phát triển các dự án thuỷ lợi quy mô nhỏ do cộng đồng quản lý; Cải tiến các đường phân thuỷ bằng cách ổn định lại tình trạng du canh và khuyến khích trồng cây ở khu vực miền Bắc; Dự án sẽ được thực hiện thông qua chương trình Chuyển giao Quản lý Thuỷ lợi (IMT). Kinh phí dự án: 80.000USD. Qui mô dự án: Campuchia – Lào – Việt Nam.

Sáng kiến phát triển nông nghiệp làng xã ở khu vực nông thôn vùng xa (VADIRRA) ở Sê Kông, Saravan và Attapư. Mục tiêu dự án: Dự án sẽ được chia thành sáu tiểu dự án bao gồm 3 tỉnh; Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hướng tới thị trường ở các khu vực nông thôn vùng xa qua các sáng kiến của làng; nâng cao mức sống và giảm nghèo ở các làng vùng xa qua các sáng kiến phát triển nông nghiệp. Kinh phí dự án: 200.000USD. Qui mô dự án: Lào – Việt Nam.

Ổn định tình trạng du canh ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Nghiên cứu các chương trình đang thực hiện và đã lập kế hoạch, để ổn định tình trạng du canh và xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện, nêu rõ việc các khu vực phía Bắc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ hàng loạt các dự án và trợ giúp từ các tổ chức tài trợ. Các chương trình này đều có các bộ phận trợ giúp phát triển hệ thống canh tác bền vững và các hoạt động mang lại thu nhập. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía bắc Attapư, Saravan và Sê Kông, vẫn còn tồn tại nhiều khu vực du canh hiện chưa có các kế hoạch giúp đỡ các cộng đồng này ổn định canh tác theo kế hoạch phân bổ đất canh tác. Vì vậy, dự án này được lập ra để giải quyết những nhu cầu của các tỉnh này. Mục tiêu dự án: ổn định du canh ở các vùng cao ở Attapư, Saravan và Sê Kông đến năm 2010 bằng cách phát triển các hệ thống sử dụng đất bền vững và tạo thu nhập mà không gây hại cho môi trường. Kinh phí dự án: 10.000.000USD. Qui mô dự án: Campuchia – Lào – Việt Nam

Cải thiện tình trạng sức khoẻ gia súc ở Attapư, Saravan và Sê Kông. Mục tiêu dự án: Nâng cao điều kiện về sức khoẻ cho gia súc và giảm bệnh cho gia súc; Tăng cường các dịch vụ có liên quan đến sức khoẻ của gia súc. Kinh phí dự án: 100.000USD. Qui mô dự án: Lào – Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật trồng cây cà phê ở Cao nguyên Bolovens. Mục tiêu dự án: Phát triển kỹ thuật hiện đại cho việc trồng cây cà phê phục vụ cho xuất khẩu. Kinh phí dự án: 500.000USD. Qui mô dự án: Lào – Việt Nam.

Quy hoạch vùng chuyên canh phát triển cây công nghiệp lâu năm vùng cao nguyên Rattanakiri.

Dự án quy hoạch thuỷ lợi 2 tỉnh Rattanakiri và Stung Treng

Dự án hỗ trợ sản xuất lương thực vùng trọng điểm 2 tỉnh Rattanakiri và Stung Treng

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc lớn các vùng miền núi tỉnh Rattanakiri và Stung Treng

Dự án nâng cấp sửa chữa một số công trình thuỷ lợi trọng điểm vừa và nhỏ tỉnh Rattanakiri.

Dự án hỗ trợ cải tạo và phát triển cao su vùng cao nguyên Rattanakiri

Dự án hỗ trợ cải tạo vườn điều và xây dựng cơ sở chế biến điều vùng cao nguyên Rattanakiri

Dự án hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Rattanakiri và Stung Treng

Dự án nâng cao năng lực thử nghiệm và nhân giống cây trồng ở trạm trại nông lâm nghiệp ở hai tỉnh Rattanakiri và Stung Treng.

Dự án đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp tỉnh Rattanakiri và Stung Treng.

Dự án trồng và bảo vệ rừng ở hai tỉnh Rattanakiri và Stung Treng.

Dự án quy hoạch nông nghiệp và nông thôn tỉnh Stung Treng và Rattanakiri

Dự án xây dựng trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn tỉnh Stung Treng và Rattanakiri

Điều tra đánh giá trữ lượng và phân loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) tỉnh Rattanakiri và Stung Treng làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên rừng và lập kế hoạch khai thác hợp lí phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tổng diện tích điều tra 1,5 triệu ha. Ước tính nhu cầu đầu tư 2 triệu USD.

Điều tra đánh giá đất đai và xây dựng bản đồ đất tỉnh Stung Treng và Rattanakiri (tỷ lệ 1/200.000). Ước tính vốn đầu tư 300 nghìn USD

Dự án sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi Rattanakiri, Stung Treng. (tưới khoảng 4000 ha). Ước tính 16 triệu USD

Khảo sát thiết kế và xây dựng một số công trình thuỷ lợi ởStung Treng và Rattanakiri (sau khi có quy hoạch).

Dự án khuyến nông chuyển đổi mùa vụ tránh ngập úng (từ nay đến 2005 không thực hiện được vì chưa có thuỷ lợi) ở Stung Treng và Rattanakiry. Ước tính vốn đầu tư 400 nghìn USD

Dự án bảo tồn và khai thác hợp lí nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Stung Treng, Rattanakiri. Ước tính vốn đầu tư 1 triệu USD.

4.3.3- Một số dự án ưu tiên hợp tác trong giai đoạn đầu.

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Bốn tỉnh của Campuchia và Lào có tiềm năng đất đai, rừng có trữ lượng lớn, song còn hạn chế về lao động, trình độ và kinh nghiệm phát triển cây công nghiệp và chế biến lâm sản.

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Hỗ trợ điều tra cơ bản và xây dựng các vùng chuyên canh

Hỗ trợ công tác điều tra và tiến hành quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, hoa quả...

2005-2006

Các khu vực có tiềm năng ở các tỉnh của Campuchia, Lào

Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2.

Tăng cường cung cấp nguyên liệu và trao đổi các sản phẩm chế biến

Đầu tư tận dụng lợi thế, tiềm năng và công suất các cơ sở công nghiệp chế biến, gia công...sẵn có

2005-2010

Các khu vực có vùng nguyên liệu rộng lớn, có cơ sở chế biến sẵn có

Hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tỉnh Việt Nam– Lào - Campuchia

3.

Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho lao động

Cung cấp lao động, chuyên gia; đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ

2005-2006

Các khu vực có tiềm năng ở các tỉnh của Campuchia, Lào

Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

4.

Tăng cường hợp tác trong tiếp thị tiêu thụ sản phẩm

Đầu tư tận dụng lợi thế, tiềm năng và công suất các cơ sở công nghiệp chế biến, gia công... sẵn có trong Tam giác phát triển

2005-2006

Các khu vực có vùng nguyên liệu rộng lớn, các khu vực có cơ sở chế biến sẵn có

Hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tỉnh Campuchia – Lào – Việt Nam

5.

Tăng cường hợp tác phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản

Trao đổi, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản

2005-2006

Các khu vực có tiềm năng ở các tỉnh của Cămpuchia và Lào

Hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tỉnh Campuchia – Lào – Việt Nam

4.4- Đối với lĩnh vực thương mại.

Hình thành các "Khu kinh tế đặc biệt" (trạm kiểm soát cửa khẩu, khu chế biến xuất khẩu) của các tỉnh dọc biên giới trong Tam giác phát triển.Nghiên cứu khả thi về việc xây dựng các khu kinh tế này sẽ được tiến hành. Ưu tiên hợp tác thúc đẩy thương mại và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực các cửa khẩu...

Hợp tác phát triển các trung tâm thông tin hỗ trợ thương mại và kinh doanh qua biên giới. Một hoạt động có thể có ích cho giai đoạn đầu của Tam giác phát triển là thành lập trung tâm thông tin về kinh doanh tại các trạm kiểm soát biên giới hoặc các vùng đặc biệt khác. Thông tin từ cả ba nước về thủ tục hải quan, các loại thuế - phí, các đòi hỏi về giấy tờ, quy chế nhập cảnh, đầu tư và các vấn đề khác có thể được phổ biến tại các văn phòng hải quan và phòng nhập cảnh là nơi các thương nhân và doanh nhân phải đi qua.

Hợp tác thương mại chỉ có thể phát triển mạnh sau khi các trục giao thông chính nối các tỉnh của 3 nước được xây dựng và nâng cấp, do vậy có thể chia làm 2 giai đoạn:

Các dự án hợp tác trong lĩnh vực thương mại

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở dịch vụ thương mại

Xây dựng quy hoạch mạng lưới các chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, trạm xăng dầu, trung tâm thương mại...

2005-2006

Các tỉnh trong Tam giác phát triển, đặc biệt là khu vực cửa khẩu biên giới, dọc theo các tuyến trục giao thông...

Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2

Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu

- Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu dọc đường 40 và đường 18 của Lào –Việt Nam và dọc đường 19 và đường 78 củaCămpuchia và Việt Nam

2005-2010

Bộ thương mại ba nước, các tỉnh Kon Tum - Attapư; Gia Lai – Rattanakiri, Đắk Lắk và các Bộ ngành có liên quan.

Hợp tác song phương giữa Lào-Việt Nam, Cămpuchia - Việt Namvà hợp tác giữa các địa phương

+ Giai đoạn đến 2006.

Phát triển hành lang kinh tế cho hợp tác đầu tư và thương mại trong khu vực. Xem xét và thiết lập khung pháp lý nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư thương mại trong khu vực, bao gồm việc xem xét các hiệp định buôn bán ở khu vực biên giới, các quy chế ưu đãi khu vực cửa khẩu, thuế xuất – nhập khẩu và những quy chế liên quan khác.

Hợp tác đào tạo cán bộ hải quan.

Thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại thông qua việc xây dựng các trạm kiểm soát liên ngành và cung cấp kho bãi và trả thù lao thích hợp cho thương nhân và nông dân.

Khuyến khích buôn bán nhỏ đường biên theo hình thức hàng đổi hàng.

Việt Nam có thể xem xét việc áp dụng mức thuế đặc biệt và ưu tiên cho một số sản phẩm của Campuchia và Lào được sản xuất trong khu vực.

Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới.

Sửa đổi hiệp định hàng quá cảnh hiện hành hoặc lập ra một hiệp định mới bao gồm các nội dung chi tiết cho khu vưc Tam giác phát triển

+ Giai đoạn 2007-2010.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho khu vực (liên quan đến thuế XNK, các loại thuế khác; các quy định lưu thông hàng hoá, dịch vụ và con người, các điều kiện ưu đãi về tín dụng).

Hợp tác về hội chợ.

Hợp tác xây dựng trung tâm xăng dầu.

Hợp tác về xuất nhập khẩu quá cảnh.

Hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại.

Hợp tác đầu tư hệ thống thương mại.

Hợp tác đào tạo cán bộ thương mại.

4.5- Hợp tác trong lĩnh vực Du lịch

Từ nay đến 2010, du lịch trên địa bàn phát triển theo nội dung sau:

(1)- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn liền với sự phát triển của ngành lâm nghiệp, các ngành khai thác tài nguyên, gắn liền với bảo tồn cảnh quan và bảo vệ môi trường tự nhiên.

(2)- Đầu tư phát triển các điểm du lịch văn hóa gắn liền với khôi phục và phát triển các truyền thống văn hóa của các dân tộc sống trên địa bàn.Tam giác phát triển có một tiềm năng quan trọng để có thể hình thành tour du lịch khai thác văn hoá Khmer cổ, văn hoá các bộ tộc Lào và các dân tộc Tây Nguyên của Việt Nam. Yếu tố then chốt để thiết lập một tour khai thác nền văn minh Khmer cổ, các dân tộc Lào và dân tộc Tây Nguyên của Việt Nam là tạo sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển. Các tổ chức kinh doanh du lịch ở Campuchia và Việt Nam và Lào có thể tổ chức một cuộc hội thảo và các phiên họp cho những người kinh doanh du lịch và khách sạn theo hướng nghiên cứu hàng loạt các biện pháp hợp tác nhằm cùng nhau hình thành các chuyến đi trọn gói và trao đổi thông tin về các di tích và dịch vụ sẵn có ở kênh này. Sự hợp tác giữa những người tổ chức các chuyến đi với các nhà chức trách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ có chung khách hàng và chia sẻ lợi ích trên một vùng rộng lớn hơn nhiều chứ không chỉ ở riêng một quốc gia nào.

Việc thành lập các tour du lịch này ở Tam giác phát triển có thể giúp kích thích các ngành công nghiệp hỗ trợ như nhà hàng, nhà khách, nghề thủ công, dịch vụ giao thông vận tải và các ngành khác, nhiều thứ trong số này đã có sẵn ngay trong vùng hoặc có thể phát triển nhanh chóng. Những ngành bổ trợ các kênh du lịch này chắc chắn sẽ đòi hỏi sự trợ giúp kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo rằng môi trường hoạt động thông thoáng. Trong những năm tới cần chuẩn bị các điều kiện để có thể đẩy nhanh phát triển du lịch hướng tới mục tiêu “ba quốc gia - một mục tiêu (điểm đến)”.

(3)- Chuẩn bị các điều kiện và tiến tới hình thành các tuyến du lịch từ nội vùng ra ngoại vùng và liên quốc gia, kết hợp du lịch biển, du lịch văn hoá của Việt Nam với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của Campuchia và Lào...

(4)- Đầu tư các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở phục vụ lưu trú của khách du lịch tạo điều kiện tăng thu nhập từ du lịch đảm bảo hiệu quả của kinh doanh du lịch...

(5)- Tập trung, phối hợp phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.

(6)- Chú trọng các hoạt động ưu tiên khác phục vụ cho cả lĩnh vực thương mại và du lịch.

Hợp tác phát triển du lịch cũng như hợp tác phát triển kinh tế nói chung phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các bên và bảo đảm an ninh, chủ quyền của mỗi quốc gia. Tam giác phát triển là nơi có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch. Để có thể hợp tác và phát triển du lịch có hiệu quả điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện để phát triển, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải và liên lạc và những vấn đề liên quan đến hạ tầng xã hội và nguồn nhân lực... Từ năm 2005, khi một số công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành (tuyến 18B nối Attapư của Lào Kon Tum với của Việt Nam, tuyến 78 nối Rattanakiry của Cămpuchia với Gia Lai của Việt Nam...), đường hàng không được mở ra, nâng cấp... thì các cơ hội phát triển du lịch sẽ nhiều hơn và đồng thời cơ hội hợp tác phát triển trong du lịch cũng mở ra.

Sự hợp tác phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tập trung theo hướng:

Thành lập tổ công tác chuyên ngànhphối hợp hành động, điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch khu vực tam giác cấp quốc gia (Việt, Lào, Campuchia).

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển

Tuyên truyền, quảng bá, xúc tién hợp tác phát triển du lịch khu vực cần tích cực tham gia các chương trình hợp tác du lịch, đặc biệt là các chương trình marketing chung nhằm bán các sản phẩm trọn gói chung giữa các nước, các chương trình phối hợp hành động chung giữa các cơ quan du lịch quốc gia của 3 nước.

Tổ chức các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú,xây dựng các chương trình du lịch rất mềm dẻo có thể thay đổi các thành tố theo yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho khách đi du lịch tự do phù hợp với xu thế tôn trọng cá nhân của thế giới.

Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch:Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch gồm các nhà quản lý ở địa phương, các nhân viên tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng các dân cưsinh sống trong các vùng du lịch.

Hợp tác về bảo vệ cảnh quan, môi trường:Đưa việc quản lý và bảo vệ môi trường là một thành phần không thể tách rời của quá trình phát triển du lịch, đóng góp cho việc bảo vệ, duy trì các khu vực tự nhiên và hệ sinh thái đồng thời đưa lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Hợp tác về an ninh, an sinh xã hội:Khi du lịch phát triển, việc giao lưu trong khu vực thông thoáng thuận lợi sẽ xuất hiện các vấn đề về an ninh, an sinh xã hội như: buôn lậu, trộm cắp, mãi dâm, ma tuý, các bệnh dịch dễ lây lan từ vùng nọ sang vùng kia.

Các dự án hợp tác trong lĩnh vực du lịch

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Quy hoạch phát triển du lịch Tam giác phát triển

Quy hoạch mạng lưới các điểm, tuyến du lịch, các cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí...

2005-2006

Các khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên...

Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2.

Xây dựng tour du lịch xuyên quốc gia

Xây dựng thử nghiệm tour du lịch xuyên nối các điểm du lịch của các tỉnh ba nước

2005-2010

Các tỉnh trong Tam giác phát triển

Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

3.

Xây dựngđiểm du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng

2006- 2010

Các tỉnh trong TGPT

Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương

4.6- Các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong Tam giác phát triển.

Với trình độ phát triển khá hơn, cùng với những năng lực về cơ sở vật chất và kinh nghiệm sẵn có của các tỉnh thuộc Việt Nam, dự kiến cần thực hiện các dự án phục vụ cho việc phát triển hợp tác về giáo dục-đào tạo ở vùng tam giác ba biên giới như sau:

(1) Tăng cường năng lực đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một số cơ sở trọng điểm ở Tây Nguyên (tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các chương trình hợp tác): Đó là Đại học Tây Nguyên, các trường cao đẳng sư phạm Đắk Lắk và Gia Lai, một số Trung tâm đào tạo CNKT của Tổng công ty Cà phê, Cao su...

(2) Dự án xây dựng trường các dân tộc nội trú, nhằm thu hút học sinh ở các vùng sâu, vùng xa được vào học; trường có kết hợp vừa học văn hoá, vừa hưóng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên dân tộc, sau khi học hết chương trình có thể đi dạy ở địa phương của mình hoặc làm nghề tăng thu nhập cho gia đình (trước mắt mỗi tỉnh của Camphuchia và Lào xây dựng một trường, sau đó theo nhu cầu sẽ triển khai đến tuyến huyện). Nâng cấp trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông.

(3) Dự án xây dựng trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và đào tạo giáo viên dạy nghề nhằm dạy nghề cho thanh niên, học sinh học hết phổ thông nhưng không có điều kiện học tiếp để trở thành lao động có tay nghề

(4) Dự án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (các tỉnh của Cămpuchia và CHDCND Lào gửi sinh viên, học sinh sang đào tạo tại các tỉnh ở Việt Nam).

(5) Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện.

(6) Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, thực hiện và hướng dẫn viên triển khai các chương trình, dự án (trước hết là đối với các dự án về xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái...).

(7) Trao đổi và phổ biến kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình xoá mù chữ và thực hiện phổ cập tiểu học.

(8) Dự án nhận đào tạo dự bị đại học.

(9) Dự án dạy ngoại ngữ và đào tạo nghề cho thanh niên phục vụ xuất khẩu lao động (Bộ Lao động của CHDCND Lào cũng có ý định xuất khẩu lao động nhằm mục đích nâng cao trình độ và giúp nhanh chóng xoá đói giảm nghèo).

(10) Dự án xây dựng trường THCS và THPT tại 8 huyện tỉnh Saravan và một vài huyện trong tỉnh Attapư và Sê kông

Danh mục các dự án ưu tiên hợp tác đầu tư trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thức hợp tác

1.

Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bậc tiểu học ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào

Hỗ trợ xây dựng một số trường, lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học.

2005-2010

Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bặc tiểu học ở những vùng khó khăn 4 tỉnh của Campuchia, Lào

Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2.

Tăng cường năng lực đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một số cơ sở trọng điểm ở Tây Nguyên

Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường ở Tây Nguyên (kể cả trường đào tạo công nhân kỹ thuật)

2005-2006

Thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo cho các tỉnh của Campuchia và Lào. Tăng số lượng và chất lượng đào tạo cho bản thân các tỉnh Tây Nguyên.

Việt Nam

3.

Hỗ trợ xây dựng trường các dân tộc nội trú ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào và nâng cấp các trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông

Hỗ trợ xây dựng trường các dân tộc nội trú có kết hợp vừa học văn hoá, vừa hướng nghiệp, dạy nghề.

2005-2006

Trước mắt xây dựng ở mỗi tỉnh của Campuchia và Lào một trường, sau đó theo nhu cầu sẽ triển khai đến tuyến huyện. Ngoài ra, nâng cấp các trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông

Hợp tác song phươngCampuchia Việt Nam, giữa Lào – Việt Nam

4.

Tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng học sinh và cán bộ của Campuchia và Lào

Đào tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam giáo viên tiểu học, trung học; cán bộ, công chức cấp tỉnh huyện; cán bộ quản lý, đào tạo nghề.

2005-2010

Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ, thanh niên... 4 tỉnh của Campuchia và Lào.

Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

5.

Hỗ trợ xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và đào tạo giáo viên dạy nghề ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào

Hỗ trợ xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề.

2005-2010

Dạy nghề cho thanh niên, học sinh các tỉnh của Lào, Campuchia.

Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

4.7- Các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong Tam giác phát triển

Do mười tỉnh thuộc vùng ba biên giới có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề thách thức đặt ra đối với lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khoẻ nhân dân nên cần có sự phối hợp nỗ lực hành động chung của chính phủ 3 nước nhằm thực hiện thành công các định hướng giải pháp nâng cao sức khỏe của dân cư trong vùng. Mục tiêu của các chương trình là nhằm :

Nâng cao thể lực người dân, trước hết là cải thiện tình trạng sức khoẻ của trẻ em và phụ nữ;

Ngăn ngừa có hiệu quả và kịp thời khống chế các bệnh dịch xảy ra và lây lan trong Tam giác phát triển: Hình thành được hệ thống cung cấp thông tin nhằm thông báo kịp thời cho nhau khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra; tập trung lực lượng và phương tiện y tế để dập tắt hoặc ngăn chặn kịp thời mầm mống lây landịch bệnh ở địa bàn phát hiện dịch.

Xây dựng được hệ thống màng lưới các cơ sở y tế vừa đáp ứng được nhu cầu của mỗi địa phương, vừa có thể hợp tác có hiệu quả;

Hình thành và phát triển được đội ngũ cán bộ y tế đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mỗi địa phương và tiến hành những hoạt động phối hợp, hợp tác giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển.

Các dự án ưu tiên hợp tác trong Tam giác phát triển:

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm y tế Tây Nguyên và một số Trung tâm y tế huyện có cửa khẩu với các tỉnh thuộc Campuchia và CHDCND Lào làm cơ sở tiền đề cho sự phối hợp, hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực.

Trong khuôn khổ Đại học Tây Nguyên, nâng cấp, mở rộng khoa y để tiếp nhận đào tạo bác sỹ cho các tỉnh nước bạn, tự túc hoặc nhận học bổng của Việt Nam.

Lồng ghép, phối hợp giữa các tỉnh trong việc thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Dự án tăng cường cơ sở vật chất và năng lực các Trạm y tế xã biên giới, trước hết là các xã cửa khẩu.

Chương trình phòng chống rốt rét, sốt huyết và các bệnh ký sinh trùng.

Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy

Chương trình kiềm chế và ngăn chặn bệnh cúm gia cầm và bệnh SARS

Chương trình sức khoẻ sinh sản (bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai và khi sinh đẻ, phòng chống uốn ván trẻ sơ sinh...).

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em (trước hết là tiêm vacxin phòng chống 6 bệnh cơ bản và sau đó mở rộng thêm các bệnh khác).

Phối hợp phòng chống HIV/AIDS, chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền phòng ngừa và cung cấp, trao đổi thông tin.

Chương trình nước sạch nông thôn với mục tiêu là phổ biến kinh nghiệm và cung cấp thiết bị (máy bơm tay) và nguyên vật liệu xây dựng bể chứa, ống phân phối...

Dự án xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật tuyến y tế cơ sở (trung tâm y tế huyện, trạm y tế liên thôn bản/phum sóc.

Dự án“Túi thuốc thôn, bản/phum sóc”, trong đó mỗi thôn, bản/phum sóc được trang bị 1 túi thuộc với cơ số thuốc cơ bản.

Chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế cơ sở (y sỹ cộng đồng, y sĩ nhi/sản khoa, nữ hộ sinh, cán bộ y tế lưu động nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế cơ bản đến tận các bản làng xa xôi hẻo lánh, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cán bộ quản lý, lập kế hoạch, giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường tại cộng đồng.

Xây dựng các trạm kiểm tra dịch bệnh tại các địa bàn dải biên giới

Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về y học dân tộc và các bài thuốc cổ truyền.

Dự án trồng và khai thác dược liệu địa phương (sa nhân, thanh tao hoa vàng...)

4.8- Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái.

Khu vực biên giới ba nước là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất đai, nguồn nước và đa dạng sinh học là khu vực có độ che phủ cao, là lá phổi của khí hậu ba nước và là những tài nguyên vô giá đối với mỗi quốc gia trong khu vực và thế giới. Đây là vùng được coi là mái nhà của Đông Dương, do vậy những biến động về môi trường sinh thái của khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và môi trường sinh thái không những đối với các tỉnh trong khu vực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng rộng lớn dưới hạ lưu.

Mục tiêu hợp tác là:Bảo vệ, bảo tồn và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vườn quốc gia; bảo vệ và làm giàu diện tích rừng hiện có; bảo vệ nguồn nước và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Chuẩn bị bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cho tất cả các dự án liên quan đến tình hình tác động môi trường của mỗi nước.

Danh mục các dự án ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực môi trường

STT

Tên Dự án

Nội dung

Thời gian

Phạm vi tác động

Hình thứchợptác

1.

Điều tra, đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo vệ môi trường sinh thái

Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất nhu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng các dự án cụ thể

2005-2006

Các tỉnh trong Tam giác phát triển, nhất là khu vực rừng đầu nguồn, khu vực thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét...

Hợp tác ba bên Cămpuchia - Lào - Việt Nam và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2.

Bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

Tăng cường năng lực cho công tác bảo vệ rừng, định canh định cư, truyền thông, giáo dục cộng đồng, trồng rừng...

2005-2010

Các tỉnh trong Tam giác phát triển, nhất là khu vực rừng đầu nguồn, khu vực thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét...

Hợp tác ba bên Cămpuchia - Lào - Việt Nam và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

5. một số dự án ưu tiên xem xét trước mắt

(1) Hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam xây dựng đường 78đoạn từ Oyadaov đi Ban Lung, tỉnh Rattarakiri, dài 70 km; hoàn thành nghiên cứu khả thi đoạn còn lại từ Ban Lung đi Opongmoan, tỉnh Strung Treng, dài 128km.

(2) Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Campuchia và Lào, mỗi nước hàng năm khoảng 15 người.

(3) Hợp tác trong lĩnh vực thương mại về việc xây dựng chợ biên giới Campuchia-Việt Nam, Lào-Việt Nam; Hợp tác mua bán nông sản, xăng dầu và hàng hoá khác phục vụ đời sống của nhân dân khu vực Tam giác phát triển.

(4) Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và duy tu thuỷ điện nhỏ và phân phối điện khu vực Tam giác phát triển. Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng đường 15, 18, 16.

(5) Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, cung cấp giống có năng suất cao cùng với thông tin thị trường giữa Campuchia,Lào và Việt Nam trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp.

(6) Hợp tác trao đổi kinh nghiệm và bài học trong lĩnh vực nông thôn và một phần vốn cho xóa dói giảm nghèo.

(7) Hợp tác trong giáo dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc hỗ trợ xây dựng cơ sở, trang thiết bị cho giáo dục tiểu học; cấp học bổng cho học sinh Campuchia và Lào học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam.

(8) Hợp tác trong vấn đề khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh Campuchia và Lào trong Tam giác phát triển tại các bệnh viện các tỉnh Việt Nam trong Khu vực với chế độ thu lệ phí đồng giá với lệ phí khám chữa bệnh cho nhân dân Việt Nam tại Khu vực này.

REVIEW

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  

Trang thông tin điện tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội • Điện thoại: 08043485; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38455298) ; Fax: 08044802; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38234453 )Email: banbientap@mpi.gov.vn