Skip Ribbon Commands
Skip to main content



Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024
Chọn ngôn ngữ     English Khmer Laos Vietnamese
Date 30/05/2016-10:34:00 AM
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ HỢP TÁC

I. Mục tiêu phát triển và hợp tác

Mục tiêu phát triển và hợp tác của Tam giácphát triển khu vực biên giới ba nước Cămpuchia - Lào - Việt Nam như sau:

1. Phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) của cả ba nước nhằm hỗ trợ các nhu cầu của những hoạt động kinh tế then chốt trong Tam giác phát triển như phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, điện. du lịch và thương mại.

2. Khai thác tiềm năng về nông, lâm nghiệp, du lịch để phục vụ sự tăng trưởng của toàn bộ Tam giác phát triển ngay từ đầu.

3. Tạo dựng nguồn nhân lực ở các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng nhất trong Tam giác phát triển, như nông nghiệp, dịch vụ du lịch và các ngành hỗ trợ có liên quan và nghề tiểu thủ công.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá, con người và vốn đầu tư trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua sự phối kết hợp chặt chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh, bãi bỏ những trở ngại đối với sự đi lại của người dân như yêu cầu về visa, và đảm bảo việc áp dụng một cách nhất quán các văn bản pháp luật và các quy chế về thương mại.

Mục tiêu trước mắt: Hợp tác xây dựng một số trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển tạo cú hích cho các ngành, lĩnh vực khác có điều kiện hợp tác phát triển; triển khai có hiệu quả một một số hợp tác song phương ở qui mô nhỏ ở các lĩnh vực du lịch, thương mại, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế... tạo tiền đề và đúc rút kinh nghiệm cho các hợp tác tiếp theo.

Những lĩnh vực hoạt động chính đối với Tam giác phát triển bao gồm:

Xúc tiến đầu tư:Tìm cách thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Tam giác phát triển thông qua việc marketing về: những điều kiện tài nguyên bổ sung trong vùng, dòng lưu chuyển của các yếu tố sản xuất qua biên giới và khả năng thành lập các khu kinh tế đặc biệt được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích. Những hoạt động có thể làm vì một Tam giác phát triển gồm: thiết lập các thị trường vùng biên, phối hợp các chiến lược marketing; nâng cao năng lực thể chế cho các tổ chức đầu tư địa phương; các biện pháp hợp tác liên cơ quan ở cấp Trung ương và Địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại: xem xét các phương pháp tiếp cận để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ và trao đổi dữ liệu trong phạm vi Tam giác phát triển. Những hoạt động có thể làm gồm: làmcho các thủ tục hải quan - kiểm tra và các yêu cầu về giấy tờ được hài hoà, phát triển một hệ thống phân loại hàng hoá nhất quán; những hệ thống thông tin có liên quan đến thương mại; cùng nhau tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy nhanh thực hiện AFTA; thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đối với nông sản.

Hợp tác với doanh nghiệp: Đưa cơ chế hợp tác vào các ngành kinh doanh trong Tam giác phát triển nhằm hỗ trợ các hoạt động khác và tạo ra một động lực bền vững cho hoạt động kinh tế. Những hoạt động có thể tiến hành gồm: tạo ra một Diễn đàn kinh doanh ở Tam giác phát triển, tổ chức các phiên họp có liên kết với nhau, đặc biệt trong ngành du lịch và nông nghiệp, và trao đổi thông tin về công việc làm ăn tại địa phương.

Quy hoạch công nghiệp: Phối hợp quy hoạch công nghiệp giữa các thành viên trên cơ sở những bổ sung vào nguồn lực tiềm tàng. Xúc tiến kế hoạch Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO) trong các công ty ở Tam giác phát triển để tận dụng lợi thế của các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan. Điều này sẽ khuyến khích sản xuất xuyên quốc gia.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đóng góp nguồn lực và kinh nghiệm cho các chương trình SME đặc biệt trong Tam giác phát triển. Những chương trình này có thể bao gồm những khoản tài trợ trọn gói đặc biệt cho SME trong vùng, cùng nhau đào tạo, cùng nhau thực hiện các nỗ lực marketing, kết nối với những địa điểm xuất khẩu được lựa chọn và các hãng nước ngoài cần các nhà cung ứng (tức là hoạt động môi giới).

Phát triển nguồn nhân lực: Bám vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực xuyên biên giới dành cho nông dân, người lao động và các doanh nhân.

Phát triển nông thôn: Nghiên cứu các hình thái phát triển nông thôn theo hướng hội nhập. Do Tam giác phát triển hầu hết là nông thôn, thiếu kết cấu hạ tầng cơ bản như điện, nước, mạng lưới giao thông, hệ thống vệ sinh, giáo dục và y tế, cần áp dụng những bài học được rút ra từ chương trình hợp tác GMS của ADB, tiến hành các chiến lược phối hợp và sự trợ giúp đa phương cho phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế.

II.Quan điểm phát triển và quan điểm hợp tác

(1) Tranh thủ tối đa những mặt tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại không khí hoà bình, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và 3 bên đều có lợi. Tích cực khai thác triệt để, có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của Tam giác phát triển. Đẩy nhanh quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế. Xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế lâu dài và ổn định. Đảm bảo đồng bộ, ăn khớp giữa kế hoạch của từng nước với kế hoạch phát triển trong Tam giác phát triển và với sự phát triển của các vùng liên quan.

(2) Phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế đẩy mạnh hợp tác phát triển để hỗ trợ lẫn nhau cùng lợi thế bổ sung và phối hợp để có sự phát triển tốt hơn cho khu vực và đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển. Tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế giữa các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh của Campuchia và Lào theo các chương trình phát triển cây công nghiệp, khai thác chế biến lâm sản và một số chương trình khác. Có chính sách phù hợp với đặc thù mỗi tỉnh của mỗi nước Campuchia, Lào, Việt Nam.

(3) Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Phát huy và sử dụng có hiệu quả (trước mắt và lâu dài) mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững. Cân bằng lợi ích đầu tư trong Vùng, nước nào bỏ ra nhiều thì thu lợi nhiều.

(4) Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thông qua các chương trình hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng và cùng hợp tác mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Đồng thời làm cho các địa phương trong Tam giác phát triển khu vựcbiên giới ba nước gắn bó chặt chẽ với xung quanh trong quá trình phát triển của mỗi nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực. Đảm bảo môi trường, điều kiện sống của nhân dân trong Vùng trong tương lai.

(5) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của Tam giác phát triển. Phát triển chọn lọc và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Coi trọng phát triển vững chắc nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn; cơ bản hình thành "vành đai kinh tế xã hội" dọc tuyến biên giới. Hình thành các "khu kinh tế cửa khẩu”.

(6) Hiệp tác phát triển giữa các địa phương trong khu vực được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển tốt Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước có tính tới thu hút sự tham gia của nước thứ ba.

(7) Phát triển kinh tế xã hội phải coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là vùng sinh thái đầu nguồn.

(8) Tăng cường thực hiện các hiệp định hợp tác kinh tế hiện có

(9) Tạo ra khuôn khổ pháp lý và các chính sách hợp lý về thỏa thuận hàng hóa quá cảnh trong khu vực Tam giác phát triển; đơn giản hóa, lược bớt và trung hòa các thủ tục hải quan-thương mại; và thủ tục đầu tư cho khu vực Tam giác phát triển.

Thiết lập cơ chế hoạt động và quản lý nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi bản Quy hoạch.

REVIEW

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  

Trang thông tin điện tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội • Điện thoại: 08043485; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38455298) ; Fax: 08044802; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38234453 )Email: banbientap@mpi.gov.vn