Skip Ribbon Commands
Skip to main content



Thứ bảy, ngày 21 tháng 9 năm 2024
Chọn ngôn ngữ     English Khmer Laos Vietnamese
Ngày 16/06/2022-10:25:00 AM
Tình trạng thiếu hụt lao động tại Anh có thể kéo dài 3-5 năm tới

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và đại dịch COVID-19 bùng phát đã "giáng một đòn mạnh" đối với thị trường lao động, gây ra tình trạng thiếu nhân công lớn nhất trong nhiều năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế Anh vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công ở mức cao nhất trừ trước đến nay, Giáo sư Donald Houston thuộc Đại học Portsmouth cảnh báo tình trạng này có thể kéo dài từ 3-5 năm nữa.

Theo Giáo sư Houston, chính việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và đại dịch COVID-19 bùng phát đã "giáng một đòn mạnh" đối với thị trường lao động, gây ra tình trạng thiếu nhân công lớn nhất trong nhiều năm.

Dữ liệu do Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) Anh, công bố ngày 14/6, cho thấy lượng việc làm còn trống đã tăng lên mức kỷ lục, là 1,3 triệu, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2022, tăng 500.000 so với trước đại dịch.

Con số này đã liên tiếp lập kỷ lục kể từ 6 tháng cuối năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, lần đầu tiên kể từ khi ONS theo dõi con số này, số người thất nghiệp ít hơn so với việc làm còn trống trên khắp nước Anh.

Giáo sư Houston cho biết các nhà tuyển dụng Anh đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tuyển đủ lao động, kéo theo những xáo trộn tại sân bay hay nhiều chuyến bay bị hủy hàng loạt trong kỳ nghỉ lễ.

Tình trạng thiếu nhân công tại Anh càng trở nên rõ ràng khi nước này dỡ bỏ việc phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều người đã phải nghỉ việc sớm do mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.

Ước tính, Anh mất khoảng 100.000 lao động châu Âu so với thời kỳ trước đại dịch. Đầu tháng này, khảo sát của ONS cho thấy khoảng 2 triệu người ở Anh mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.

Giáo sư Houston nhận định do các vấn đề dài hạn, nên Anh sẽ cần 3-5 năm nữa mới có thể tuyển đủ lao động./.

Ngọc Hà
TTXVN/Vietnam+

  • Tổng số lượt xem: 112
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  

Trang thông tin điện tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội • Điện thoại: 08043485; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38455298) ; Fax: 08044802; (Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 024.38234453 )Email: banbientap@mpi.gov.vn